Chính sách quản lý giá mặt hàng xăng dầu nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp

Trong nền kinh tế thị trường, giá cả với tư cách là tín hiệu của thị trường, là bàn tay vô hình điều tiết nền sản xuất xã hội, tác động một cách nhanh nhạy, trực tiếp và gián tiếp tới đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia. Sự hình thành, vận động của giá thị trường do những quy luật của thị trường chi phối. Do đó, giá thị trường tác động khi thì tích cực, khi thì tiêu cực tới quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu hay quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung.
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam có được lợi thế nhờ nguồn tài nguyên tương đối phong phú và đa dạng như dầu mỏ, than đá. Song xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là mặt hàng dầu thô, chưa qua tinh chế, phần lớn nhập khẩu các loại xăng dầu thành phẩm từ nước ngoài để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng hàng ngày (nhập khẩu 100% xăng dầu thành phẩm). Giá xăng dầu mang tính toàn cầu đã tác động mạnh vào những nước có sử dụng xăng dầu, trong đó có Việt Nam, mang tính chất khách quan. Do vậy giá xăng dầu trong nước rất nhạy cảm với giá thị trường thế giới. Chỉ cần một sự tăng giá hay giảm giá xăng dầu trên thị trường thế giới là sẽ ảnh hưởng đến giá trong nước của Việt Nam. Mặt khác giá xăng dầu trên thị trường thế giới lại biến động không ngừng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do vậy việc nghiên cứu đề tài “Chính sách quản lý giá mặt hàng xăng dầu nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp” là một việc làm cần thiết.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu thực trạng chính sách quản lý giá xăng dầu nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay, đánh giá những thành công, hạn chế của chính sách này để từ đó đề xuất phương hướng và biện pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa chính sách.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
– Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các công cụ, biện pháp được nhà nước sử dụng để quản lý giá xăng dầu nhập khẩu; những thành công đạt được cũng như những hạn chế, nguyên nhân của các hạn chế trong quá trình áp dụng các công cụ và biện pháp đó.
– Phạm vi nghiên cứu của đề tài là chính sách quản lý giá mặt hàng xăng dầu nhập khẩu ở Việt Nam từ năm 1991 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử kết hợp với phương pháp thống kê, phân tích để từ đó rút ra các kết luận làm cơ sở đưa ra các giải pháp cho việc nghiên cứu.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương I: Những vấn đề lý luận chung về giá cả và chính sách quản lý giá của nhà nước.
Chương II: Thực trạng chính sách quản lý giá của nhà nước mặt hàng xăng dầu nhập khẩu ở Việt Nam.
Chương III: Phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện chính sách quản lý giá xăng dầu nhập khẩu ở Việt Nam.

 

http://www.mediafire.com/?69hb1bpu6gj84l4

 

Leave a Reply

Your email address will not be published.