Trồng dâu là để lấy lá nuôi tằm. Cây dâu là thức ăn duy nhất của tằm BomByx mori L. Lá dâu chứa đựng các chất dinh dưỡng cần thiết cho con tằm như protein, lipit, gluxit, chất khoáng, vitamin…Protein trong lá dâu là nguồn dinh dưỡng để con tằm tổng hợp nên sợi tơ.
Ngày nay, người đã và đang nghiên cứu dùng thức ăn nhân tạo cho tằm dâu nhưng vẫn không thể thay thế hoàn toàn lá dâu, và trên thực tế công việc này mới đang ở bước thử nghiệm, chưa đưa ra ngoài sản suất. Trong điều kiện nước ta, cây dâu vẫn dữ vai trò quan trọng nhất trong sản xuất tơ tằm.
Chất lượng và số lượng lá dâu rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và phẩm chất tơ kén.
Cây dâu là cây lâu năm nhưng việc thu hoạch lá dâu cũng mang tính chất của cây ngắn ngày. Dâu trồng bằng hạt thời gian thu hoạch lá có thể kéo dài 50 năm. Trồng bằng hom có thể cho thu hoạch trong khoảng 20 – 30 năm. Song cần thấy rằng, việc thu hoạch lá dâu nhiều lứa trong năm như ở nước ta, đòi hỏi người trồng dâu phải hiểu đầy đủ về nhu cầu sống của cây dâu và các yêu cầu kỹ thuật thật chặt chẽ, có đáp ứng yêu cầu đó mới có lá dâu tốt để nuôi tằm đạt năng suất kén cao chất lượng kén tốt.
Để đảm bảo mục đích của nghề trồng đâu, nuôi tằm là tăng năng suất và chất lượng lá dâu, hạ giá thành sản phẩm và cần giải quyết tốt các biện pháp kỹ thuật như: giống dâu, trồng dâu, chế độ bón phân, tuới tiêu hợp lí, biện pháp đốn tỉa …Việc thu hoạch lá dâu đi đôi với việc đốn tỉa đãthúc đẩy nuôi tằm nhiều lứa trong năm. ở các nước nuôi tằm tiên tiến như Nhật Bản, nhờ thu hoạch lá dâu lứa thứ 2, thứ 3, đã nuôi được 3 lứa tằm trong 1 năm. ở ấn Độ, nhờ biện pháp đốn, tỉa nên cả năng suất và phẩm chất lá dâu đều tăng .
Kết cấu của đề tài :
PHầN I:Tổng quan tài liệu
Phần II:Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Phần III:Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Các bạn để mail ở dưới comment
Visit my web