Giáo trình Khí tượng vệ tinh – Pgs.Ts.Nguyễn Văn Tuyên, 155 Trang

xzGiáo trình Khí tượng Vệ tinh được biên soạn dựa trên kinh nghiệm giảng dạy trong nhiều năm của các bạn đồng nghiệp và tác giả. Nội dung giáo trình có hạn chế dung lượng phù hợp với thời lượng giảng dạy (30 tiết) và phù hợp với điều kiện ứng dụng số liệu vệ tinh trong Khí tượng.  Mục tiêu giáo trình nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về Khí tượng Vệ tinh, kỹ năng ban đầu về lý giải  các ảnh mây vệ tinh cơ bản trong phân tích và dự báo thời tiết, đặc biệt chú ý những thời tiết khắc nghiệt như không khí lạnh, giải hội tụ nhiệt đới, mưa, dông và bão. Giáo trình được biên soạn nhờ sự động viên và giúp đỡ của Khoa Khí tượng Thuỷ văn và Hải dương học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, đặc biệt là các đồng nghiệp ở bộ môn Khí tượng Vệ tinh. Nhân đây tác giả xin chân thành cám ơn tất cả.  Chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết trong giáo trình, vì vậy tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp và bạn đọc.
CHƯƠNG 1, KHÍ TƯỢNG VỆ TINH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN 
1.1 Hệ thống quan trắc khí tượng trước khi vệ tinh ra đời
1.2 Vệ tinh ra đời và vệ tinh khí tượng đi vào nghiệp vụ
1.3 Bộ môn Khí tượng vệ tinh ở Trung tâm dự báo Khí tượng Thuỷ văn  (KTTV) Trung ương
1.4 Các loại vệ tinh
1.5 Các thiết bị cảm biến từ xa chủ yếu của vệ tinh khí tượng
1.6 Hệ thống thu nhận số liệu
1.7 Các lĩnh vực ứng dụng của vệ tinh khí tượng
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VỆ TINH KHÍ TƯỢNG 
2.1 Bức xạ và các định nghĩa về bức xạ mặt trời
2.2 Các thành phần bức xạ
2.3 Phát xạ
2.4 Khả năng phát xạ
2.5 Cân bằng bức xạ vào – ra trong hệ thống khí quyển và trái đất
2.6 Cơ sở toán – lý
2.7 Nguyên tắc quan trắc vệ tinh từ không gian
2.8  Các kênh vệ tinh quan hệ với dải phổ
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH ẢNH MÂY VỆ TINH 
3.1 Phân tích cơ bản đặc điểm chủ yếu của từng loại ảnh mây vệ tinh
3.2 Những kiến thức cơ bản về tăng cường độ nét ảnh mây vệ tinh
3.3 Ước lượng nhiệt độ đối tượng quan trắc bằng ảnh hồng ngoại
3.4  Kỹ thuật ảnh động
3.5 Nhận biết loại mây trên ảnh mây vệ tinh
3.6 Phân biệt mây Stratus và sương mù
CHƯƠNG4. ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH THỜI TIẾT NHIỆT ĐỚI 
4.1 Phân tích front
4.2 Phân tích dải hội tụ nhiệt đới
4.3. Phân tích áp thấp nhiệt đới và bão
4.4 Ứng dụng thông tin vệ tinh phân tích đối lưu
4.5 Sử dụng thông tin vệ tinh trong phân tích ước lượng mưa

 

Nguồn : Internet
Tác giả : Nguyễn Văn Tuyên
Kiểu tập tin : PDF

 

Link mediafire- Bấm like để thấy link cũng như chia sẻ cho bạn bè mình

[like-gate] http://www.mediafire.com/view/?tt841ztfn8e2sum
[/like-gate]

Leave a Reply

Your email address will not be published.