Đồ án Thiết kế chế tạo Trục Bậc

day chuyen san xuat

PHẦN I : PHÂN TÍCH SẢN PHẨM VÀ CHỌN PHÔI

1.1.Phân tích kết cấu yêu cầu kĩ thuật:

– Chi tiết dạng trục, một đầu có rãnh then nắp bánh răng, một đầu có ren

– Chiều dài toàn bộ 180mm, đường kính phần lớn nhất 46, đầu ren M22

– Chi tiết thuộc loạt vừa.

– Độ nhám bề mặt có rãnh then Ra0,63, phần côn với góc côn 1:19, độ nhám phần côn Ra0,63, độ không tròn 0,02

– Các bề mặt còn lại Rz20

– Yêu cầu độ cứng 42- 52 HRC. Để đạt độ cứng này ta tiến hành nhiệt luyện (tôi + ram cao)

1.2. Phân tích tính công nghệ trong kết cấu của sản phẩm:

– Chi tiết chiều dài lớn nhất là 180mm và đường kính nhỏ nhất là 22 do đó chi tiết có độ cứng vững không cao. Khi gia công ta tiến hành dùng chống tâm hai đầu.

– Chi tiết có dạng trục bậc (Bậc lớn ở giữa, 2 bậc nhỏ 2 bên) nhằm đảm bảo điều kiện lắp ghép đồng thời phù hợp với điều kiện phân bố tải trọng dọc trục để giảm tối đa đường kính trục nhưng vẫn đảm bảo điều kiện bền và làm việc tin cậy.Tuy nhiên do kết cấu trục là trục bậc sẽ gây tập trung ứng suất làm giảm độ bền của chi tiết. Để làm giảm tập trung ứng suất ta làm các rãnh thoát dao và các góc lượn chuyển tiếp.

– Các rãnh thoát dao của chi tiết để bảo vệ đá mài không bị mẻ khi gia công mài trục . – Các mặt đầu và mặt bên có ba via, cạnh sắc không làm các rãnh tròn mà thay bằng mặt vát( 2×45 0) bởi vì khi đó gia công thuận tiện hơn, kinh tế hơn so với làm rãnh tròn ( Vì phải có dao định hình ). Đồng thời hình dáng, kích thước các mặt vát hoàn toàn giống nhau để thuận tiện trong quá trình gia công, giảm số lượng dao, tăng hiệu quả kinh tế.

1.3.1. Phân tích vật liệu:

– Chọn vật liệu chế tạo phôi người ta thường căn cứ vào :

ã Dạng sản xuất .

ã Điều kiện làm việc của chi tiết .

ã Tính công nghệ của chi tiết .

ã Tính chất cơ lý của chi tiết .

ã Giá thành của sản phẩm .

Nhằm mục đích chi tiết đảm bảo chất lượng và giá thành rẻ nhất .

– Yêu cầu vật liệu phải có :

ã Cơ tính tổng hợp (Giới hạn bền, giới hạn mỏi, độ dẻo, độ dai, tính mài mòn )

ã Tính công nghệ tốt (Tính cắt gọt, tính gia công áp lực, tính hàn )

– Do đặc điểm làm việc của chi tiết trong điều kiện chịu tải trọng tĩnh và tải trọng va đập trung bình nên chi tiết phải đảm bảo độ bền và độ dai. Do đó có thể sử dụng loại thép hoá tốt (Thuộc thép kết cấu \ thép hợp kim ). Để lựa chọn vật liệu ta xem xét đặc điểm một vài nhóm thép hoá tốt có thể dùng làm vật liệu chế tạo chi tiết :

v Nhóm thép các bon ( Thuộc thép hoá tốt ) :

ã Rẻ.

ã Tính công nghệ tốt .

ã Độ thấm tôi thấp do đó độ cứng không đồng đều.

ã Cơ tính không cao.

ã Ứng dụng chế tạo chi tiết chịu tải trọng không lớn: trục truyền, trục khuỷu động cơ

ã Điển hình : C45.

v Nhóm thép Crôm :

ã Cơ tính tổng hợp cao.

ã Tính chống ram tốt do đó giảm ứng suất dư bên trong .

ã Độ bền, giá thành, độ thấm tôi cao hơn một chút so vối nhóm thép các bon .

ã Tính công nghệ kém hơn nhóm thép các bon .

ã Ứng dụng chế tạo chi tiết có tốc độ, áp suất riêng và chịu tải trọng trung bình: trục, bánh răng, hộp giảm tốc .

ã Điển hình : 40Cr ( Tốt nhất trong nhóm này ).

v Nhóm thép Crôm – Măng gan và Crôm – Măng gan – Silic :

ã Tương đối rẻ (Đắt hơn nhóm thép Crôm một chút ) .

ã Cơ tính khá cao .

ã Tính công nghệ tốt .

ã Ứng dụng chế tạo chi tiết chịu tải trọng tương đối cao: các trục, các kết cấu chịu lực .

ã Điển hình : 30CrMnSi .

 
Tránh tình trạng download liên tục ( nghẽn băng thông) nên vui lòng load những tài liệu nào bạn thấy cần thiết.
Share ” OK ” để thấy link down, hoặc Like bên dưới.

tailieukythuat
[like-gate] http://www.data.advance-cad.com?download=123 [/like-gate]

One Comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.