LV_Việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba

Nền kinh tế nước ta từ khi chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý nhà nước đã đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ, tốc độ tăng trưởng GDP luôn đạt được ở mức cao, lạm phát bị đẩy lùi, kim ngạch xuất nhập khẩu được cải thiện, các ngành sản xuất vật chất và dịch vụ cũng đạt tốc độ tăng trưởng khá. Ngành giao thông vận tải nói chung và giao thông đường bộ nói riêng có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế xã hội cũng như đời sống con người. Sự cần thiết và tác dụng của nó được thể hiện phần nào ở sự phát triển đa dạng và phong phú các loại phương tiện hiện nay. Ngoài sự cần thiết và tác dụng đó nó còn là nối lo âu cuả con người, bởi lẽ nó chính là nguyên nhân làm thiệt hại về tài sản, tính mạng con người mà khó ai có thể lường trước được. Ngày nay, không ai còn nghi ngờ tính chất nghiêm trọng của tai nạn xe cơ giới. Các chuyên gia về tại nạn xe cơ giới coi “ô tô là phương tiện giết người di động”. Đánh giá đúng tính chất nan giải của tại nạn xe cơ giới gây nên ngay từ năm 1998, hội đồng Bộ Trưởng ( nay là Chính Phủ) đã ban hành nghị định 30/HĐBT về bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới.Sau đó năm 1997 nhìn chung BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba đã đi vào thực tế cuộc sống và là nhiệm vụ chính đã được triển khai ở Công ty bảo hiển Hà Nội. Doanh thu Lịch sử phát triển của loài người gắn liền với lịch sử phát triển của lực lượng sản xuất. Để tồn tại và phát triển, con người phải đấu tranh chinh phục thiên nhiên, nắm bắt tính quy luật của thiên nhiên, trong quá trình đó không thể trách được những rủi ro thiên nhiên hay rủi ro trong sản xuất và đời sống.

Để bù đắp cho những thiệt hại và chi phí cho những rủi ro đó, xã hội cần một quỹ dự trữ nhằm đảm bảo cho ổn định sản xuất và phát triển. Bảo hiểm ra đời đã đáp ứng được yêu cầu đó.

Có nhiều khái niệm về bảo hiểm nhưng khái quát lại bảo hiểm là tập hợp trong đó một bên cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm, về những thiệt hại do rủi ro gây ra thuộc phạm vi bảo hiểm, với điều kiện bên kia nộp một số tiền gọi là phí bảo hiểm cho chính anh ta hoặc người thứ ba.

Xã hội càng phát triển thì nhu cầu về bảo hiểm ngày càng cao. Đặc biệt với sự bùng nổ của phương tiện giao thông vận tải bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là vô cùng cân thiết. Bởi lẽ giao thông chính là mạch máu của nền kinh tế. Do đó phát triển giao thông nói chung và giao thông đường bộ nói riêng là một yêu cầu tất yếu của xã hội. Một đặc điểm của giao thông đường bộ là sử dụng rất nhiều loại xe cơ giới khác nhau và chúng là nguồn nguy hiểm cao độ thường xuyên đe doạ tính mạng và tài sản của con người. Trên thế giới, chỉ sau vài năm kết thúc đại chiến thế giới thứ hai, giao thông đường bộ đặc biệt là ô tô đã phát triển với mức độ chóng mặt. ở Nhật năm 1948 mới chỉ có 238.000 chiếc, nhiều hơn so với trước chiến tranh chút ít nhưng đến năm 1954 lượng xe đã tăng nhanh về số lượng xe. Cùng với sự tăng đó số vụ tại nạn cũng tăng lên nhanh chóng và trở thành hiểm hoạ của toàn xã hội. Số lượng người bị chết, bị thương vì tai nạn ô tô đãtăng từ 21.450 người năm 1948 lên 78,764 người năm 1954 tức tăng gần 3,6 lần chỉ trong vòng 6 năm. Tại Mỹ, trung bình mỗi ngày có 110 người chết vì tại nạn xe cộ.

Kết cấu của đề tài:

Phần I: Một số vấn đề chung của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba.

Phần II: Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ở Phòng bảo hiểm Cầu Giấy (1999-2002).

Phần III: Một số kiến nghị.

 

Các bạn để mail ở dưới comment

Visit my web

Leave a Reply

Your email address will not be published.