Sách: Adobe After Effect CS5 dành cho người bắt đầu – Các hiệu ứng

Mã sách: KXHT032
Tên sách: Adobe After Effect CS5 dành cho người bắt đầu – Các hiệu ứng
Mô tả:
Sách hướng dẫn khai thác sử dụng Adobe After Effect CS5 và CS6 trong làm kỹ xảo phim, sách cần cho học sinh, sinh viên các trường Sân khấu Điện ảnh, Phát thanh truyền hình, khối ngành kỹ thuật và nhiều hơn nữa những kiến thức cơ bản về thực hành, biên tập và làm kỹ xảo phim. Ngoài những học sinh, sinh viên chuyên ngành, tài liệu cũng có thể sử dụng cho các đạo diển, chuyên viên làm hậu kỳ, thợ quay phim v.v.
Thể loại: Adobe After Effects
Nhà xuất bản: Từ Điển Bách Khoa
Tác giả: Phạm Quang Huy – Phạm Quang Hiển
Khổ sách: 16 X 24 cm
Số trang: 304
Trọng lượng: 380 gam
Năm phát hành: 2012
Giá:  74.000 VND  
CDROM kèm theo: Không

Adobe After Effectslà chương trình làm kỹ xảo nổi tiếng trên thế giới, tương thích hoàn toàn với các chương trình của hãng Adobe như: Adobe Photoshop, Adobe Flash… Với phiên bản mới CS5 chương trìnhcó nhiều chức năng cải tiến, nhất là trong việc tạo các hiệu ứng. Sách “ADOBE AFTER EFFECTS CS5 DÀNH CHO NGƯỜI BĐẦU (CÁC HING)” được biên soạn nhằm giúp ngườiđọc sử dụng, khai thác có hiệu quả các hiệu ứng trong Adobe After Effects.

        Nội dung sách gồm 11 bài tập và phụ lục, mỗi bài tập hướng dẫn sử dụng một nhóm hiệu ứng, mỗi nhóm hiệu ứng bao gồm nhiều hiệu ứng khác nhau. Phần phụ lục giới thiệu một số chương trình của hãng thứ 3  tạo các hiệu ứng lên ảnh, tạo tiêu đề 2D, 3D rất bắt mắt nhưng có dung lượng nhỏ, dễ cài đặt cũng như dễ sử dụng. Các chương trình này cho phép xuất ra định dạng tương thích với Adobe After Effects.Sau khi tìm hiểu các hiệu ứng và thực hành theo các bài tập trong sách, các bạn sẽ hiểu rõ chức năng các lệnh, tùy chọn trong từng hộp thoại của mỗi hiệu ứng từđó có những kinh nghiệm để thực hiện một số sản phẩm khác theo sự sáng tạo của mình.

        Sau đây là tóm tắt nội dung của các bài tập.

        BÀI TẬP 1: TỔ CHỨC PROJECT

        Hướng dẫn các bạn cách tạo ra một Project trong Adobe After Effects.

        BÀI TẬP 2: HIỆU ỨNG BLUR & SHARPEN

Hướng dẫn sử dụng nhóm hiệu ứng chuyên dùng Blur & Sharpen để chỉnh sửa hình dạng, độ sắc nét và độ mờ của hình ảnh. Với Blur & Sharpen, các bạn có được những hiệu ứng hấp dẫn tạo nên những hình ảnh chuyên nghiệp. Nhóm hiệu ứng này tương tự như nhóm hiệu ứng Blur, Sharpen trong Photoshop. Các hiệu ứng bao gồm: Bilateral Blur, Box Blur, CC Radial Blur, CC Radial Fast Blur, CC Vector Blur…

        BÀI TẬP 3: HIỆU ỨNG CHANNEL

        Hướng dẫn sử dụng và khai thác các hiệu ứng trong nhóm Channel, bao gồm 13 hiệu ứng: Arithmetic, Blend, Calculations, CC Composite… So với những phiên bản After Effect trước, nhóm hiệu ứng Channel đã được loại bỏ một số hiệu ứng: Alpha Levels, 3D Glass, Cineon Convert.

        BÀI TẬP 4: HIỆU ỨNG COLOR CORRECTION

        Chất lượng hình ảnh trong phim luôn là mục tiêu quan trọng nhất cần hướng tới. Trong đó, kỹ thuật thay đổi và cân bằng màu sắc phải được chú trọng hàng đầu.

        Adobe After Effects hỗ trợ rất nhiều hiệu ứng về màu sắc, được tập hợp trong nhóm Color Correction. Từng hiệu ứng là những cách chỉnh sửa ảnh về màu sắc một cách chuyên nghiệp. Bài tập hướng dẫn sử dụng và khai thác các hiệu ứng trong nhóm Color Correction bao gồm: Auto Color, Auto Contrast, Auto Levels, Black & White, Brightness & Contrast, Broadcst Color, CC Color Offset, CC Toner, Change Color, Change to Color, Channel Mixer, Color Balance, Color Link…

        BÀI TẬP 5: HIỆU ỨNG DISTORT

        Bài tập hướng dẫn các bạn sử dụng các hiệu ứng trong nhóm Distort. Các hiệu ứng trong nhóm Distort tương tự như nhóm Distort trong Adobe Photoshop. Đây là nhóm hiệu ứng dùng để làm cong đường mức, biến dạng ảnh, phân vùng layer, tạo nguồn chiếu sáng, tạo chuyển động… So với những phiên bản Adobe After Effects trước đây, phiên bản CS5 có thêm nhiều hiệu ứng bổ sung.

        BÀI TẬP 6: HIỆU ỨNG GENERATE

        Bài tập hướng dẫn sử dụng nhóm hiệu ứng Generate, bao gồm: 4-Color Gradient, Advanced Lightning, Audio Spectrum, Audio Waveform, Beam, Cell Pattem, Checkerboard, Circle, Ellipse, Eyedropper Fill, Fill, Fractal, Grid, Lens Flare, Lightning, Paint Bucket, Radio Waves, Ramp, Scribble, Stroke, Vegas.

        Có thể sử dụng nhóm hiệu ứng Generate để cân bằng và điều chỉnh màu sắc, tạo khu vực hình lạ mắt. Hiệu ứng Generate còn dùng để tạo hiệu ứng minh họa âm thanh, tạo các hiệu ứng sáng…

        BÀI TẬP 7: HIỆU ỨNG KEYING

Bài tập hướng dẫn các bạn cách khai thác và sử dụng các hiệu ứng trong nhóm Keying, bao gồm các hiệu ứng: Color Difference Key, Color Key, Color Range, Difference Matte, Extract, Inner/Outer Key, Linear Color Key, Luma Key, Spill Suppressor. Keying là một kỹ thuật rất hay được sử dụng trong thiết kếđồ họa cũng như trong xử lý phim ảnh. Kỹ thuật này dùng để ghép những cảnh phim khác vào nhau, khi xem cứ ngỡđó là những cảnh thật.

Bên dưới là ảnh minh họa kết quả của hiệu ứng.

   

                                 Ảnh ban đầu                                     Ảnh sau khi Keying

 

  

                                 Ảnh ban đầu                                     Ảnh sau khi Keying

BÀI TẬP 8: HIỆU ỨNG MATTE VÀ NOISE

        Bài tập hướng dẫn các bạn khai thác các hiệu ứng trong nhóm Matte và Noise, giúp giảm bớt độ nhiễu, làm cân bằng giữa độ sắc nét của ảnh và che giấu những khuyết điểm… Nhóm hiệu ứng bao gồm: Matte Choker, Simple Choker, Add Grain, Dust & Scratches, Fractal Noise, Match Grain, Median, Noise, Noise Alpha, Noise HLS, Noise HLS Auto, Remove Grain.

        BÀI TẬP 9: HIỆU ỨNG PERSPECTIVE

        Ở bài này, các bạn sẽ được hướng dẫn sử dụng và tìm hiểu về các hiệu ứng trong nhóm Perspective. Đây là nhóm hiệu ứng chuyên dùng tạo khung hình và bóng đổ cho hình ảnh. Nhóm hiệu ứng bao gồm: 3D Glasses, Bevel Alpha, Bevel Edges, CC Cylinder, CC Sphere, CC Spotlight, Drop Shadow, Radial Shadow.

   
   

        BÀI TẬP 10: HIỆU ỨNG SIMULATION

        Hướng dẫn sử dụng các hiệu ứng trong nhóm Simulation nhằm mô phỏng sự tụ quang, phản chiếu của ánh sáng ởđáy nước; hoặc sinh những bọt bóng tuôn chảy, bám dính và nổ; hoặc làm nổ tung những ảnh đồ họa. Biết cách điều chỉnh các tùy chọn của hiệu ứng để thiết lập các điểm nổ tung, cường độ và bán kính của vụ nổ… Nhóm hiệu ứng bao gồm: Card Dance, Caustics, Foam, Particle Playground, Shatter, Wave World.

        BÀI TẬP 11: CÁC HIỆU ỨNG ĐẶC BIỆT

        Adobe After Effects CS5 là một chương trình chuyên dùng tạo các hiệu ứng trên phim. Bài tập 11 xem như là bài tập tổng hợp giúp người học củng cố phần lý thuyết, khai thác các công cụ và lệnh từ chương trình để dựng 1 clip phim động từ các ảnh ban đầu (ảnh tĩnh) như hình dưới.

  

Ảnh ban đầu

          

Clip phim kết quả

        Từ 3 ảnh ban đầu gồm: khán đài, chiếc mô tô và xe hơi, sau khi tạo mask chiếc mô tô, xe hơi tiến hành ghép và áp hiệu ứng lên ảnh, bạn sẽ tạo keyframe tại từng thời điểm để có được ảnh mô tô bay.

Leave a Reply

Your email address will not be published.