Vi sinh vật (microorganisms) là những sinh vật nhỏ bé đến mức chỉ có thể thấy được chúng dưới kính hiển vi quang học hay kính hiển vi điện tử. Vi sinh vật gây ra rất nhiều bệnh hiểm nghèo cho người, cho gia súc, gia cầm. Tuy nhiên số vi sinh vật gây bệnh chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong thế giới vi sinh vật. Từ xa xưa người ta đã biết ứng dụng các vi sinh vật có ích (tuy chưa hề biết tới sự tồn tại của chúng) để chế biến thực phẩm ( như nấu rượu, làm tương, mắm, nước mắm, giấm, sữa chua, chao, muối dưa, muối cà, …), ủ phân, ngâm vỏ cây lấy sợi, xếp ải đất, trồng luân canh với cây họ Đậu…; hoặc sử dụng các biện pháp để ngăn chặn tác hại của vi sinh vật (như ướp muối thịt, cá, làm mứt, phơi khô củ cải, tôm, cá…).
Sau việc Leeuwenhoek phát hiện ra vi sinh vật và việc Louis Pasteur phát hiện ra bản chất của các vi sinh vật- từ đó khai sinh ra ngành Vi sinh vật học (Microbiology)- thì nhân loại bắt đầu quan tâm rất nhiều đến lĩnh vực khoa học mới mẻ này. Vi sinh vật học trở thành nền tảng cho sự phát triển của Công nghệ sinh học(CNSH). Người ta chia sự phát triển của CNSH ra thành 3 giai đoạn:
* CNSH truyền thống là các quá trình dân dã nhằm chế biến , bảo quản các loại thực phẩm, xử lý đất đai, phân bón để phục vụ nông nghiệp…
* CNSH cận đại là quá trình sử dụng các nồi lên men công nghiệp để sản xuất ở quy mô lớn các sản phẩm sinh học như mỳ chính (bột ngọt), lizin và các axít amin khác, các acid hữu cơ, các dung môi hữu cơ, chất kháng sinh, một số vitamin (như vitamin B2, B12, C…), nhiều loại enzym…
* CNSH hiện đại chia ra các lĩnh vực như CN di truyền (genetic engineering), công nghệ tế bào (cell engineering), công nghệ enzym và protein (enzyme/protein engineering), CN vi sinh vật/ CN lên men (microbial engineering / fermentation), CN môi trường (environmental engineering). CNSH hiện đại thường gắn liền với các cơ thể mang gen tái tổ hợp ( recombination gene).
Sau việc Leeuwenhoek phát hiện ra vi sinh vật và việc Louis Pasteur phát hiện ra bản chất của các vi sinh vật- từ đó khai sinh ra ngành Vi sinh vật học (Microbiology)- thì nhân loại bắt đầu quan tâm rất nhiều đến lĩnh vực khoa học mới mẻ này. Vi sinh vật học trở thành nền tảng cho sự phát triển của Công nghệ sinh học(CNSH). Người ta chia sự phát triển của CNSH ra thành 3 giai đoạn:
* CNSH truyền thống là các quá trình dân dã nhằm chế biến , bảo quản các loại thực phẩm, xử lý đất đai, phân bón để phục vụ nông nghiệp…
* CNSH cận đại là quá trình sử dụng các nồi lên men công nghiệp để sản xuất ở quy mô lớn các sản phẩm sinh học như mỳ chính (bột ngọt), lizin và các axít amin khác, các acid hữu cơ, các dung môi hữu cơ, chất kháng sinh, một số vitamin (như vitamin B2, B12, C…), nhiều loại enzym…
* CNSH hiện đại chia ra các lĩnh vực như CN di truyền (genetic engineering), công nghệ tế bào (cell engineering), công nghệ enzym và protein (enzyme/protein engineering), CN vi sinh vật/ CN lên men (microbial engineering / fermentation), CN môi trường (environmental engineering). CNSH hiện đại thường gắn liền với các cơ thể mang gen tái tổ hợp ( recombination gene).
Nguồn | : internet |
Tác giả | : Nguyễn Lân Dũng |
Kiểu tập tin |
Link mediafire- Bấm like để thấy link cũng như chia sẻ cho bạn bè mình
[like-gate] http://www.mediafire.com/view/?fykzsx3l8zspa4j[/like-gate]