Tìm hiểu về kỹ thuật in UV

Nhìn tổng quan thì in UV offset cũng như in offset thông thường, thay mực offset thông thường bằng mực UV offset, sau đó bố trí hệ thống sấy UV sau mỗi đơn vị in hoặc ở đơn vị in cuối cùng.

Khi sử dụng mực in lụa UV thì ta sẽ tạo ra được nhiều hiệu ứng rất “ART” và in được trên nhiều vật liệu với năng suất & chất lượng cao.

Cán UV (tráng phủ UV) có 2 kiểu:

  • UV toàn phần: là tráng phủ toàn bộ tờ in, mục đích làm tăng độ bóng, chống trầy xước,…Trong trường hợp này, UV sử dụng là vẹc ni UV (UV Vảnish).
  • UV từng phần, định hình, cục bộ: là chỉ tráng phủ những vùng nào cần hiệu ứng UV mà thôi, ví dụ như hiệu ứng in nổi, sần sùi, nhám như cát,….hoặc khi bạn in 1 tờ in, trên đó có hình 1 chiếc xe hơi, và bạn chỉ phủ UV lên hình chiếc xe đó thôi thì gọi là phủ UV cục bộ (UV từng phần).

In UV sử dụng mực in UV. Mực in UV là loại mực không có dung môi, do đó nó không thể khô bình thường như các loại mực khác mà chỉ khô dưới tác động của bức xạ UV, do đó sau khi in tờ in phải đi qua một hệ thống sấy (curing system) sử dụng đèn UV.
In UV có ưu điểm: mực khô nhanh (hầu như là ngay lập tức khi qua hệ thống sấy), tạo được nhiều hiệu ứng đặc biệt (bóng, in nổi, UV cát, metal…), in được trên nhiều vật liệu, thân thiện với môi trường.
Khi in UV nên chú ý

  1. Phải sử dụng chất rửa riêng (thường dùng 1 trong 3 loại sau: 2 UV wesh 32, A3 UV wesh 58, hoặc A3 UV wesh 75) cho công tác in dùng mực UV trong việc vệ sinh các ống ép, blanket…những loại này ít gấy ảnh hưởng đến cơ thể, không làm cho ống cao su bị hư hỏng.
  2. Các ống ép trong máy luôn cả blanket phải được làm từ các vật liệu chịu được tính chất hóa học của mực UV.
  3. Chúng ta phải theo dõi thường xuyên thành phần và nhiệt độ của dung dịch nước để tránh tình trạng dung dịch này trộn lẫn trong mực khi in, do tính chất của công nghệ in UV qui định là phải sử dụng ít nước trong khi in.
  4. Nên thiết đặt bộ phận theo dõi nhiệt độ của các khay mực, ống mực để tránh tình trạng biến dạng của mực khi nhiệt độ thay đổi.
  5. Do dùng đèn để làm khô mực nên giấy rất dễ bị biến dạng và nhiễm điện.
  6. Sau khi in xong dùng băng keo để thử độ khô mực, nếu trên băng keo có dính mực thì mực in chưa được làm khô hoàn toàn.
  7. In UV có thể làm cho độ bóng của giấy bị mất đi do dùng đèn làm khô trong một khoảng thời gian rất ngắn.

Cách tính đèn sấy mực UV in lụa:

Về lý thuyết: mỗi nhà sản xuất mực (có chất lượng) đều cho biết năng lượng cần thiết tối thiểu để sấy khô mực, Ví dụ: mực RC PEP-G dùng in lụa trên nhựa PP/PE của hãng JUJO – Nhật Bản, yêu cầu đèn sấy như sau: đèn metal halide (MPMA cũng được) ≥ 120w/cm (thông số này sẽ quyết định cường độ bức xạ), năng lượng ≥ 120 mj/cm2, để biết được năng lượng trên, phải dùng máy đo bức xạ. Có một vài hãng mực không ghi năng lượng cần thiết mà yêu cầu tốc độ băng tải phải thấp hơn một con số nào đó, ví dụ như 40m/phút.

Và tất cả những thông số chỉ để mang tính tham khảo, vấn đề là phải tự điều chỉnh tốc độ băng tải theo điều kiện thực tế sản xuất. và từ thực tế đèn có công suất 80/cm hay 120w/cm, hay cao hơn nữa đều có những ưu nhược điểm riêng. tùy vào sản phẩm chủ lực thường in mà sẽ chọn đèn phù hợp.

Nếu bạn đang có sẵn máy in lụa, thi chỉ cần đầu tư thêm:

  1. Hệ thống sấy UV. giá tham khảo (vùng sấy 25cm): 25tr-30tr – máy Việt nam; 17-25 tr – máy Trung Quốc, >50tr-80tr – máy sấy chất lượng cao.
  2. Thiết bị xử lý bề mặt vật liệu (option- nhằm làm tăng độ bàm dình của mực in uv):vùng xử lý 25cm, chọn thiết bị xử lý loại nào tùy vào sản phẩm in của bạ̣n.

         a. Flame: 10tr-20tr.

         b. Corona: 20tr – 150tr, tùy vào chất lượng, xuất xứ.

         c. Plasma: giá cao hơn corona.

         d. UV Nitro: đây là thiết bị xử lí mới, chuyên dùng để xử lí bề mặt thủy tinh, kim loại, giá khoảng 80tr.

Leave a Reply

Your email address will not be published.